Tình hình đổi mới trong ngành công nghiệp OOH

Sự xuất hiện của quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời mang đến cho khán giả trải nghiệm nội dung và quảng cáo phong phú hơn, đặc biệt là khả năng cập nhật tình trạng giao thông, tình hình thời tiết, kết quả của sự kiện thể thao... Những cải tiến này đã góp phần làm tăng sự quan tâm đến OOH giữa các nhà quảng cáo và chủ sở phương tiện truyền thông.

Đối với những chủ sở hữu phương tiện truyền thông, đổi mới rõ ràng nhất trong OOH xuất phát từ việc tối ưu tài nguyên tồn kho thông qua giao dịch programmatic. Programmatic DOOH (PDOOH) đã trở thành từ ngữ thông dụng trong ngành công nghiệp quảng cáo ngoài trời nửa thập kỷ qua. Các công cụ programamtic đã mang lại giá trị gia tăng cho người mua quảng cáo nhờ tăng hiệu suất vận hành, nhắm mục tiêu quảng cáo linh hoạt hơn và báo cáo cụ thể hơn.

Những thách thức đối với sự đổi mới trong OOH

Mặc dù có những bước tiến vượt bậc về công nghệ cũng như hình thức giao dịch, ngành công nghiệp OOH toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với những thách thức đặc hữu nhất định đối với sự đổi mới.

1. Cường độ sử dụng vốn (capital intensity)

Trong thế giới OOH, chủ sở hữu phương tiện truyền thông phải đầu tư cho hệ thống phần cứng, phần mềm quản lý, chi phí bảo trì… đây là một khoản chi phí không nhỏ để cài đặt và duy trì. Không chỉ đối với các màn hình định dạng cực lớn với khả năng hiển thị 3D trên các tòa nhà mới gặp phải thách thức này. Nhiều chủ sở hữu phương tiện truyền thông có hệ thống màn hình trong thang máy chỉ có thể truy cập chúng vào những thời điểm cụ thể vì điều đó liên quan đến việc tắt thang máy, bảo trì thang máy…

2. Nhiều bên liên quan

Không giống như các phương tiện truyền thông khác, OOH vốn dĩ là một phần của môi trường công cộng và do đó, việc triển khai hoặc thay đổi các thiết bị hoặc màn hình thường yêu cầu sự tham gia của vô số bên liên quan, từ chủ sở hữu tòa nhà cho đến tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương. Việc tranh luận về sự cân bằng giữa giá trị gia tăng và tác động cộng đồng mà một cải tiến OOH mới mang lại là cần thiết và hợp lý, nhưng nó làm chậm quá trình đưa ra các khái niệm mới. Từ lần đầu tiên bổ sung hệ thống chiếu sáng điện cho biển quảng cáo đến việc số hóa các địa danh như Quảng trường Thời đại cho đến cuộc tranh luận đang diễn ra về việc liệu video có an toàn cho các biển báo bên đường hay không, hầu như tất cả các đổi mới có thể nhìn thấy được trong OOH đều phải đối mặt với cuộc tranh luận đáng kể và sự chậm trễ trong việc áp dụng và triển khai.