OOH và Nghệ thuật kể chuyện - Phần 1

Những câu chuyện được kể từ năm này qua năm khác để chúng ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, lấp đầy những khoảng trống về kiến ​​thức và kinh nghiệm. Những câu chuyện lan truyền nhiều ý tưởng độc đáo và thu hút. Đối với các nhà quảng cáo ngoài trời OOH, Storytelling Marketing là một trong những công cụ tuyệt vời để khai thác.

Storytelling Marketing là gì?

Có thể nói đơn giản rằng Storytelling Marketing là phương thức marketing bằng cách kể một câu chuyện, nhưng nó còn hơn thế nữa. Các thương hiệu và nhà quảng cáo đã sử dụng những câu chuyện để bán sản phẩm của họ trong nhiều thế hệ. Hãy nghĩ về The Old Spice Guy hoặc Marlboro Man, McDonald's và những câu chuyện của các thương hiệu này.

Storytelling Marketing là cách một thương hiệu thể hiện cá tính của mình với thế giới. Kể chuyện là quá trình tạo kết nối với khách hàng trước và sau đó là bán sản phẩm cho họ. Có rất nhiều câu chuyện khác nhau và nhiều cách thức để kể chúng, điều quan trọng là hiểu “khán giả” của bạn. Là một nhà quảng cáo, chắc hẳn ai cũng hiểu sức mạnh của việc biết khách hàng mục tiêu của bạn là ai.

Khai thác nhu cầu của con người về câu chuyện có thể mang lại lợi thế cho nhà quảng cáo OOH. Không có gì ngạc nhiên khi các biển quảng cáo thường được các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng, đặc biệt là vào các dịp lễ. Những câu chuyện bằng hình ảnh này kết nối với chúng ta theo cách mà một lời nói không thể diễn tả được. Kể chuyện tốt không chỉ mang lại lợi ích cho việc quảng bá thương hiệu, nó tạo ra bản sắc và tính cách riêng cho thương hiệu.

Những điều cơ bản về kể chuyện

Nếu bạn đã từng tìm hiểu về những câu chuyện, bạn sẽ nhận ra có những cách đúng và những điều nên tránh khi kể một câu chuyện. Đặc biệt là đối với OOH, vốn dựa vào việc thu hút ánh nhìn của khán giả một cách nhanh chóng, câu chuyện cần được kể như thế nào để hiệu quả và ấn tượng? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  1. Sự thật. Ngay cả những câu chuyện về thương hiệu cũng phải tuân thủ ba bước chính của việc xây dựng thương hiệu: nhất quán, kiên trì và thận trọng. Câu chuyện được kể sẽ định hình những cuộc trò chuyện xung quanh thương hiệu, do đó, nó cần phải xác thực và có thật.
  2. Xây dựng cá tính. Kể chuyện không phải là bán sản phẩm, mà là bán bản sắc thương hiệu. Làm cho người tiêu dùng muốn biết nhiều hơn và trở nên đầu tư về mặt cảm xúc. Hãy nghĩ đến ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mà bạn mong muốn và xây dựng câu chuyện của mình thể hiện được ấn tượng đó.
  3. Các nhân vật thú vị. Mỗi câu chuyện cần phải có các nhân vật hoàn hảo để mọi người nhớ đến. Những quảng cáo hay nhất thường giới thiệu những cá nhân phải đối mặt và vượt qua những thách thức. Học cách đáp ứng kỳ vọng của khán giả và có một người đại diện thương hiệu có thể sẽ mang lại hiệu quả.
  4. Để khán giả muốn nhiều hơn nữa. Nói quá nhiều trong câu chuyện thương hiệu của bạn có thể “giết chết” tâm trạng người xem. Một câu chuyện hay khiến khán giả sẵn sàng đón nhận những điều sẽ xảy ra tiếp theo. Đối với một chiến dịch quảng cáo kể chuyện, các nhà quảng cáo OOH có thể coi không gian đó là phần mở đầu cho toàn bộ câu chuyện. Để lại URL trang web hoặc mã QR nơi khán giả có thể truy cập để tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn.

Các loại câu chuyện khác nhau

Có rất nhiều phong cách kể chuyện mà nhà quảng cáo OOH có thể sử dụng.

Ví dụ: bằng cách sử dụng các câu chuyện dân gian, các yếu tố liên quan đến đặc trưng văn hóa cho khán giả của bạn. Trong giai đoạn cả thế giới đối mặt với đại dịch, hai cách tiếp cận được sử dụng hiệu quả là câu chuyện cá nhâncâu chuyện theo hướng dữ liệu.

Câu chuyện theo hướng dữ liệu - Một trong những hình thức kể chuyện khó xây dựng. Câu chuyện theo hướng dữ liệu là việc sử dụng các con số để kể một câu chuyện. Trong suốt thời gian qua, hầu hết mọi người đã sử dụng các con số để kể câu chuyện về mọi thứ đang diễn ra như thế nào trong đại dịch. Số ca nhiễm mới, tỉ lệ tử vong, mức độ tiêm chủng đều trở thành một phần trong các cuộc trò chuyện của bất kỳ ai. Dữ liệu có thể góp phần thực tế hóa câu chuyện, thứ mà chiến dịch của bạn cần. Cho dù đó là mức độ mất an toàn vệ sinh thực phẩm hay tỷ lệ ung thư ngày càng tăng trong độ tuổi 25-40,... những câu chuyện này hoàn toàn có thể sử dụng để tạo niềm tin vào thương hiệu và nâng cao uy tín của thương hiệu. Các số liệu thống kê thường hoạt động hiệu quả đối với quảng cáo OOH, thêm vào đó hình ảnh phù hợp sẽ có thể nói lên nhiều điều thu hút và gây ấn tượng đối với người xem.

Câu chuyện cá nhân - Để khán giả xem những thất bại và thành công của bạn từ đó kết nối với họ. Dave Thomas, người sáng lập chuỗi cửa hàng thực phẩm Wendy, thường xuất hiện tại các chương trình gây quỹ và kể về những câu chuyện ông gặp khi xây dựng quỹ nhận con nuôi của mình. Điều này truyền cảm hứng cho nhiều gia đình chính từ những câu chuyện có thật và người kể chuyện cũng là một người từng nhận nuôi. Chia sẻ từ chính câu chuyện cá nhân là một phần của câu chuyện thương hiệu chân thực nhất. Câu chuyện cá nhân cũng có thể là câu chuyện của nhân viên hoặc khách hàng của bạn. Kiểu kể chuyện này thể hiện khía cạnh con người của thương hiệu, nuôi dưỡng lòng tin đối với thương hiệu.

Còn nữa…

Chờ đón phần tiếp theo của chúng tôi để góp nhặt nguyên liệu cho câu chuyện thương hiệu của bạn nhé.

Subscribe to Programmatic OOH

Don’t miss out on the latest issues. Sign up now to get access to the library of members-only issues.
jamie@example.com
Subscribe