Supermarket Advertising - Quảng cáo tại siêu thị giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ như thế nào?

Bạn có biết rằng người tiêu dùng đến siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa nhiều hơn 4 lần so với bất kỳ kênh bán lẻ nào khác. 95% người tiêu dùng thường xuyên đến siêu thị và 75% trong số họ đến  siêu thị 1-3 lần/tuần. Điều đó mang lại cho các thương hiệu cơ hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu trong khi họ đang mua sắm và ít bị phân tâm bởi màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Supermarket Advertising là gì và nó có thể giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng của mình như thế nào?

Supermarket Advertising là gì?

Supermarket Advertising (Quảng cáo tại siêu thị) là bất kỳ cơ hội nào để các thương hiệu quảng cáo sản phẩm của họ cho người mua sắm trong siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa.

Dưới đây là một số ví dụ:

• Quảng cáo trên xe đẩy hàng  (ở bên cạnh xe hoặc trên thanh điều khiển…)

• Quảng cáo in trên sàn

• Phiếu giảm giá in trên hóa đơn bán hàng

• Màn hình kỹ thuật số ở các khu vực như lối đi thanh toán, tại các quầy hàng cụ thể,...

• Áp phích trên hoặc giữa các giá hàng…

Một chiến dịch quảng cáo Motrin được đặt trên sàn tại quầy thuốc của một cửa hàng.

Nhiều người lầm tưởng rằng quảng cáo trong siêu thị chỉ có hiệu quả đối với các thương hiệu mà sản phẩm của họ được tìm thấy tại siêu thị đó. Nhưng thực chất những người mua mặt hàng thiết yếu tại siêu thị hoàn toàn có thể là đối tượng khách hàng mục tiêu mà nhiều nhãn hàng hướng đến không chỉ là thực phẩm, đồ uống,...

Điều gì làm cho quảng cáo trong siêu thị có tác động như vậy?

Nghiên cứu lưu lượng mua hàng tại siêu thị

Tần suất

Mặc dù đã có sự gia tăng đáng kể doanh số của các dịch vụ giao hàng trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, các siêu thị ở Mỹ vẫn chứng kiến ​​lượng người mua hàng ổn định trong suốt cả năm như một hoạt động kinh doanh thiết yếu.

Người tiêu dùng đánh giá cao trải nghiệm mua sắm trực tiếp và điều đó dường như sẽ không sớm thay đổi. Các thương hiệu quảng cáo trong siêu thị hay cửa hàng tạp hóa có thể khiến khách hàng ấn tượng và ghi nhớ thông điệp của họ hơn.

Đối tượng

Dù đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn có thể là ai, rất có thể bạn sẽ dễ dàng tiếp cận họ tại siêu thị. 98% người mua hàng thiết yếu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của gia đình họ trong các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, ô tô, bất động sản, giáo dục và giải trí

Vì vậy, ngay cả khi sản phẩm của bạn không được bày bán trong cửa hàng tạp hóa, bạn vẫn có thể cảm thấy tự tin rằng mình sẽ tiếp cận những người có thể là khách hàng của mình.

Thiết lập kết nối trong hành trình của khách hàng

Mua sắm hàng thiết yếu tại các cửa hàng thực sự là một phần trong thói quen của hầu hết mọi người và đó cũng là ​​thời điểm mà họ ít bị phân tâm bởi các màn hình khác. Là thời điểm tốt để kết nối với họ như một phần của chiến dịch gắn kết đa kênh trong suốt hành trình của khách hàng.

Một phần của chiến lược truyền thông tích hợp là thiết lập điểm tiếp xúc xuyên suốt với khách hàng mục tiêu cả trực tuyến và ngoại tuyến. Ví dụ: khách hàng của bạn có thể nhìn thấy quảng cáo trên truyền hình về sản phẩm của bạn khi họ đang ở nhà và sau đó thông điệp được nhắc lại một lần nữa khi họ đang đi mua hàng ở siêu thị.

Lời nhắc thứ hai này có thể giúp thúc đẩy họ đến đại lý ô tô hoặc ít nhất, là một cơ hội khác để ghi nhớ thương hiệu.

Tiếp cận đối tượng trong một môi trường đáng tin cậy

Siêu thị được coi là môi trường an toàn về thương hiệu và đáng tin cậy nằm ở những vị trí trung tâm. Bạn hoàn toàn không phải lo lắng về việc quảng cáo của mình được đặt trên một trang web không thân thiện hay bất kỳ rủi ro ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nào.

Tăng mức độ tương tác với quảng cáo theo ngữ cảnh

Người tiêu dùng đang có xu hướng phản hồi nhanh hơn với những quảng cáo phù hợp theo suy nghĩ cụ thể của họ trong thời điểm nhất định.

Đối với các chiến dịch quảng cáo trong siêu thị, sẽ rất hữu ích nếu bạn kết hợp nội dung liên quan đến hàng tạp hóa ngay cả khi thương hiệu của bạn không nhất thiết phải được tìm thấy trong các cửa hàng. Ví dụ: Chase Freedom đã chạy một chiến dịch quảng cáo với nội dung Kevin Hart mang theo sản phẩm của họ khi đi mua sắm hàng mặt hàng thiết yếu.

Xem xét suy nghĩ hoặc hành vi của khách hàng mục tiêu liên quan đến việc mua sắm hàng tạp hóa cũng có thể là một cách hiệu quả để khuyến khích phản hồi. Spotify đã khởi động một chiến dịch quảng cáo tại siêu thị nhằm gợi ý khách hàng về thương hiệu khuyến khích họ mở ứng dụng và phát nhạc trong khi đi chung xe tới trường cùng bạn bè.

Thương hiệu có sản phẩm được bày bán tại siêu thị: khuyến khích mua hàng và nâng cao nhận thức thương hiệu.

Nếu sản phẩm của bạn có thể được mua trong siêu thị, thì đây là một cơ hội rất lớn để khuyến khích mua hàng nhanh chóng bằng cách quảng cáo tại hoặc gần điểm mua hàng (POP). Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng người Mỹ có xu hướng chi tiêu khoảng 250 đô la cho việc mua hàng không theo kế hoạch định trước khi có những tác động hấp dẫn trong bất kỳ tháng nào.

Nhiều người mua sắm có thói quen lựa chọn các nhãn hiệu quen thuộc, nhưng như chúng ta đã thấy trong đại dịch họ sẵn sàng chuyển đổi hoặc thử các sản phẩm mới. Bằng cách tiếp cận đối tượng của mình tại các cửa hàng hoặc siêu thị, bạn có cơ hội tác động đến quyết định của khách hàng đồng thời nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn trong một không gian độc đáo.

Subscribe to Programmatic OOH

Don’t miss out on the latest issues. Sign up now to get access to the library of members-only issues.
jamie@example.com
Subscribe